Xe đạp trẻ em bị nặng bàn đạp phải làm sao?

Đi xe đạp luôn là môn thể thao được bác sĩ và các chuyên gia khuyên tất cả mọi người nên dành thời gian tập luyện hằng ngày. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, nếu được thường xuyên đi xe đạp thì hỗ trợ rất tốt trong giai đoạn phát triển thể chất cũng như nâng cao được sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng xe đạp trẻ em bị nặng bàn đạp khiến cho sức đạp của trẻ bị ảnh hưởng. Hãy cùng Broller tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục trong bài viết chia sẻ dưới đây.

1. Nguyên nhân khiến xe đạp của trẻ bị nặng bàn đạp

Thông thường, một chiếc xe đạp tốt thì bạn đạp sẽ nhẹ, đem lại cảm giác lúc đạp linh hoạt và dễ dàng hơn đối với trẻ, đặc biệt với những trẻ mới làm quen với xe đạp. Ngược lại nếu xe bị nặng đạp sẽ khiến các trẻ tập nhanh bị mỏi chân, mất sức và mệt mỏi. Xe đạp trẻ em bị nặng đạp thì có rất nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất: 

  • Do áp suất trong bánh xe không đủ (bánh xe không đủ hơi) 
  • Bàn đạp hoặc hệ thống truyền động (xích, líp) bị cũ rỉ sét 
  • Có thể hệ thống phanh bị kẹt 
  • Có quá nhiều phụ kiện khiến xe bị tăng tải trọng
  • Thiếu dầu nhớt bôi trơn tại các khớp nối
  • Xích quá căng hoặc quá chùng 

Có thể bạn quan tâm: "Một số lỗi thường gặp ở xe đạp cho bé"

2. Cách khắc phục xe đạp trẻ em bị nặng đạp

2.1 Hạn chế bó phanh

Ba mẹ hãy nâng từng bánh xe lên và dùng tay làm cho bánh xe quay tự do rồi quan sát nếu cảm thấy bộ phận phanh đang bị ma sát vào dĩa hoặc vành bánh xe khiến cho bánh xe quay được ít vòng. Thì hãy dùng dụng cụ xả bớt phanh ra.

2.2 Loại bỏ bớt phụ kiện không cần thiết


Những phụ kiện như giỏ xe, bình nước hay những vật trang trí khác thường được trang bị trên xe đạp trẻ em. Những phụ kiện tưởng không ảnh hưởng nhưng vô hình chúng lại làm tăng trọng lượng của xe khiến cho lúc trẻ đạp bị nặng hơn.
Do đó ba mẹ hãy nhìn tổng quan của xe xem những phụ kiện nào không cần thiết thì nên loại bỏ ra để quá trình tập xe đạp của trẻ tốt nhất.

2.3 Siết chặt ốc tại các khớp nối


Lỏng ốc tại bàn đạp hoặc bánh xe nối với hệ thống truyền động (xích, líp) cũng là nguyên nhân khiến cho xe đạp trẻ em bị nặng đạp. Vì vậy, phụ huynh nên kiểm tra thường xuyên tại các điểm nối ở trên xem ốc liên kết có bị lỏng hay không. 

2.4 Kiểm tra định kì xe đạp



Này là điều mà ba mẹ thường bỏ qua nhất, nếu không kiểm tra định kì thì chiếc xe đạp của trẻ sẽ mau bị xuống cấp dẫn đến xe bị nặng đạp vì xe đạp lâu ngày tại các vị trí như bàn đạp, sên líp, vòng bi sẽ bị khô đi do phải chuyển động và ma sát nhiều. 
Lúc này ba mẹ hãy thường xuyên kiểm tra và bôi trơn bằng dầu mỡ chuyên dụng để xe các vị trí đó được truyền động nhẹ nhàng hơn.

2.5 Thay thế hoặc nâng cấp mới



Xe đạp trẻ em một khi đã sử dụng  trong một thời gian dài thì có thể dùng những cách trên để khắc phục tình trạng nặng đạp sẽ không còn hiệu quả nữa. Lúc này chỉ còn cách là thay thế hoặc nâng cấp phụ kiện mới để chiếc xe đạp có hiệu năng như lúc mới mua.
Phụ huynh có thể cân nhắc nâng cấp các bộ phận có chất lượng cao hơn như phụ kiện làm bằng cacbon để chiếc xe giảm trọng lượng lại, chuyển động lúc đạp nhẹ nhàng hơn và bền bỉ hơn. Lưu ý nếu muốn nâng cấp thì ba mẹ nên ra các cửa hàng để được tư vấn kĩ càng tránh việc tự ý mua về thay thế tại nhà nhé. 

Lời kết: 

Với nội dung trên đã cung cấp cho ba mẹ biết thêm những kiến thức mới. Broller hy vọng ba mẹ sẽ áp dụng được những gì đọc được để khắc phục được tình trạng xe đạp trẻ em bị nặng đạp cho các con ở nhà. 

Nhận xét